Nguyệt Kỵ là gì? Những điều tuyệt đối kiêng kỵ

Trong quan niệm của người Việt Nam, trước khi bắt đầu làm các việc quan trọng, gia chủ thường có thói quen xem ngày, chọn ngày với mong muốn “đầu xuôi đuôi mới lọt”. Đó là lý do tại sao cưới hỏi, động thổ, cất nhà, xuất hành… thường tránh những ngày xấu như ngày Nguyệt Kỵ. Tuvivn.net xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về ngày Nguyệt Kỵ để phòng tránh xui xẻo trong bài viết ngay sau đây.

1. Ngày Nguyệt Kỵ là gì?

Vậy, ngày Nguyệt Kỵ là gì? Hiểu đơn giản, đó là các ngày 5, 14, 23 hàng tháng theo lịch âm. Những ngày này có tổng các chữ số bằng 5 (0+5=5; 1+4=5; 2+3=5). Nếu 10 thể hiện cho sự hoàn hảo, tròn trĩnh, thì 5 chính là nửa vời, ngày Nguyệt Kỵ cũng là ngày “nửa đời nửa đoạn”.

Các cụ ta có câu “mồng 5, 14, 23, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn” ám chỉ làm gì ngày này cũng đến lưng chừng, không thông thuận, không may mắn và dễ dẫn tới thất bại.

Ngày Nguyệt Kỵ là gì

2. Lý giải nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ

Có rất nhiều cách hiểu về nguồn gốc ra đời của ngày Nguyệt Kỵ. Nhưng về cơ bản, có ba quan điểm phổ biến sau đây:

2.1. Theo quan niệm dân gian

Người Trung Hoa xưa cho rằng vua là Trung Cung, là trung tâm của đất trời. Khi đếm từ 1 đến 9, vừa hay 5 lại ở chính giữa, tượng trưng cho Trung Cung, vậy nên ngày Nguyệt Kỵ còn có tên gọi khác là ngày Trung Cung. Tương truyền, cứ 9 ngày, vua lại đi vi hành, ngày đầu tiên của chuyến đi là mồng 5 và sau đó là ngày 14, 23. Dân thường thì không được nhìn mặt bề trên, để tránh rắc rối, đắc tội với vua, rước lấy tai ương mà họ thường đóng cửa ở trong nhà.

Mặt khác, theo kinh nghiệm của ông cha, ngày Nguyệt Kỵ hay ngày “con nước” dễ xuất hiện các dòng hải lưu bất thường trên sông hồ, thuyền bè không nên đi lại để tránh rủi ro, nguy hiểm.

2.2. Theo cơ sở khoa học

Theo nghiên cứu khoa học, trái đất tự quay quanh trục còn mặt trăng chuyển động quanh trái đất vào ngày này. Điều này làm tăng lực tác động giữa sinh vật và mặt trăng, gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe và hệ thần kinh. Khi đó, con người dễ nổi cáu, giận dữ, căng thẳng, dẫn tới các quyết định sai lầm.

Đặc biệt, ngày 5/5 hàng năm được cho là có phương lực ly tâm từ trái đất hợp với lực hấp dẫn từ mặt trăng, hướng tâm từ vũ trụ và mặt trời bất bình thường, tạo ra cho con người những suy nghĩ tiêu cực đúng như câu nói của người xưa “nen nét như rắn mùng 5”.

2.3. Theo cửu cung phi tinh

Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử là hệ thống 9 phi tinh thuộc cửu cung. Và ngũ hoàng được cho là ngôi sao mang điều xấu, chuyên gây ra tai ương. Theo tuần hoàn cửu cung, cứ 9 ngày, sao ngũ hoàng lại ngự trị một lần. Do đó ngày 5, 14, 23 hàng tháng là ngày Nguyệt Kỵ, là ngày cực xấu.

3. Những việc không làm vào ngày Nguyệt Kỵ để tránh tai họa

Vào những ngày hắc đạo như Nguyệt Kỵ, tốt nhất là mọi người nên “trăm sự đều tránh”. Tuy nhiên, tối kỵ trong ngày này bao gồm một số việc như:

Thứ nhất, gia chủ kiêng không tổ chức các việc trọng đại như cất nóc, động thổ, cưới hỏi, … Nó không chỉ đem vận rủi đến hiện tại, mà còn có thể bao gồm cả hậu vận trong tương lai.

Thứ hai, như đã nói ở trên về sự bất thường của triều dâng, mọi người không nên xuất hành, nhất là đi tàu bè bằng đường thủy trong ngày Nguyệt Kỵ.

Ngoài ra, nhiều người thắc mắc có nên sinh con vào ngày này hay không? Thật ra, theo tử vi, sinh con thì nên thuận theo tự nhiên, vì số mệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nhưng nếu chọn ngày, thì cần tránh ngày này vì có thể ảnh hưởng đến đường công danh của đứa trẻ.

Ngày Nguyệt Kỵ là gì

Bài viết trên là những thông tin giản lược được Tuvivn.net soạn lại, nhằm giúp bạn đọc có 1 cái nhìn dễ hiểu nhất về ngày Nguyệt kỵ và những việc không nên làm trong ngày này để tránh tai họa. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi nào, mời bạn đọc để lại ở phần dưới bài viết. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo