Thông tin về Sao Hạn và Cửu Diệu không nên bỏ lỡ

Nhắc về sao hạn là cụm từ quen thuộc nhưng nhiều người đã trở nên mê tín vì sự thiếu hiểu biết về vấn đề này. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn bản chất của sao hạn, đồng thời giúp bạn nắm rõ được Hệ Thống Cửu Diệu.

Sao hạn là gì ?

Sao hạn là các vì sao được coi theo tử vi của 12 con giáp, các hệ thống sao này chiếu mệnh theo tuổi trong văn hóa phương Đông.
Vũ trụ này ngoài con người còn có vạn vật xung quanh và chúng tương tác với nhau thường xuyên trong quá trình dịch chuyển đó. Điều này có chúng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sự thăng trầm của con người trong đó. Và dựa theo quy luật đó sự biến đổi các biến cố đời người được sắp xếp theo nguyên lý Biến Dịch của sao hạn.
Có 9 sao tất cả, mỗi sao đại diện cho 1 tuổi và lặp lại theo chu kỳ thời gian ảnh hưởng tốt hoặc gây ra tác động xấu (gọi là vận hạn) nhất định xảy ra với mỗi người. Việc luận đoán vận hạn của 1 năm mà dựa trên ý nghĩa của 1 sao thì không thể chính xác.
Cửu tinh (hay Cửu diệu) trong cách tính hạn hàng năm gồm: Thái Dương, Thái Âm, Thái Bạch, Vân Hớn (Vân hán), Mộc Đức, Thổ Tú, Thủy Diệu, La Hầu, Kế Đô.
Thái Dương = Mặt Trời
Thái Âm = Mặt Trăng
Thủy Tinh/Thủy Diệu = sao Thủy
Kim Tinh/Thái Bạch = sao Kim
Hỏa Tinh/Vân Hớn = sao Hỏa
Mộc Tinh/Mộc Đức = sao Mộc
Thổ Tinh/Thổ Tú = sao Thổ
La Hầu = ảo tinh là điểm giao cắt phía Bắc
Kế Đô= ảo tinh là điểm giao cắt phía Nam
Tương ứng với 9 sao trong bộ Navagraha của Chiêm tinh vệ đà:
Surya Deva = Mặt Trời
Chandra = Mặt Trăng
Budha = Sao Thủy
Shukra = Sao Kim
Mangala = Sao Hỏa
Guru = Sao Mộc
Shanisao Thổ
Rahu = La Hầu
Ketu = Kế đô
RAHU – La hầu và KETU – Kế đô là hai từ nguyên gốc được phiên âm từ tiếng Phạn, còn trong Chiêm tinh học Tây phương, thì La Hầu là Nouth node, Kế đô là South Node.
Đây là hai ảo tinh, tức là không phải là ngôi sao hay hành tinh nào, mà là điểm giao cắt theo tọa độ phẳng giữa quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời, trong đó La Hầu là điểm giao cắt phía Bắc và phía Nam là Kế Đô.
Cửu tinh theo Navagraha là một khái niệm của thiên văn học và chiêm tinh học Ấn Độ. Graha (từ tiếng Phạn gráha – nắm giữ, cai quản) là những vị thần vũ trụ cai quản và ảnh hưởng tới đời sống của vạn vật, là những đứa con của mẹ Đất Bhumidevi.
Với người Ấn Độ, thì vũ trụ được cai quản bởi các vị thần và vạn sự tốt xấu đều do các vị thần này tạo ra. Do đó, cầu xin điều tốt từ các vị Thần là xuất phát từ tín ngưỡng của người Ấn Độ, vì đối với Chiêm tinh học của phương Tây, toàn bộ 7 sao của Chiêm tinh Ấn Độ chính là các hành tinh trong hệ mặt trời và hai ảo tinh là La Hầu và Kế Đô.
Việc lập ra chiêm tính số hàng năm nhằm xem xét vị trí tương tác giữa các hành tinh để nhận định việc tốt xấu bao gồm tổng hợp các góc chiếu của tất cả các sao và vị trí của nó trong 12 cung hoàng đạo.
Mỗi sao chiếu mệnh sẽ mang đến một vận hạn nhất định áp đặt lên cuộc đời con người và bắt buộc phải trải qua. Điều này cũng chính là chi tiết của sự ảnh hưởng theo sự tuần hoàn của vũ trụ mà con người sẽ phải chịu ảnh hưởng. Vì thế để diễn tả những yếu tố biến dịch tốt xấu đó người xưa đã đưa ra các Sao và Hạn cho từng năm. Để tìm hiểu chi tiết về từng sao hạn, sao chiếu mệnh, mời bạn đọc tham khảo tại Tuvivn.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo